CHA ĐẺ CỦA BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ


Mendeleev (1834-1907) là nhà hoá học Nga, đã phát minh định luận tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
Năm 1955, các nhà vật lý Mỹ đứng đầu là Sibo (G.Seaborg) tổng hợp được nguyên tố hoá học có số thứ tự 101. Họ đặt tên nguyên tố này là Mendelevi để công nhận sự cống hiến của nhà bác học Nga vĩ đại. Hệ thống tuần hoàn do ông thiết lập hơn một trăm năm nay là chìa khoá dẫn đến sự phát minh nhiều nguyên tố hoá học mới.
Định luật tuần hoàn và hệ thống tuần hoàn là cống hiến quan trọng nhất của D.I.Mendeleep trong sự phát triển khoa học tự nhiên.Nhưng đó chỉ là một phần trong di sản sáng tạo to lớn của nhà bác học.Toàn bộ sáng tác của ông gồm tới 25 tập sách.Đây là một bộ bách khoa toàn thư thực thụ.


Mendeleep hệ thống hoá những tri thức tản mạn về hiện tượng đồng hình,và điều đó đã có tác dụng phát triển hoá địa.Ông phát hiện nhiệt độ sôi tới hạn,trên nhiệt độ này chất không thể tồn tại ở trạng thái lỏng,ông xây dựng thuyết hiđrat về dung dịch và do đó xứng đáng được coi là nhà hoá lý xuất sắc.Khi tiến hành những nghiên cứu sâu về tính chất các khí loãng,ông đã chứng tỏ là một nhà vật lý thực nghiệm xuất sắc.Mendeleep đề xuất thuyết nguồn gốc vô cơ của dầu mỏ,thuyết này cho đến nay vẫn được nhiều người ủng hộ;nghiên cứu quá trình chế thuốc súng không khói;nghiên cứu sự du hành trên những tầng cao của khí quyển,khí tượng học,hoàn thiện kĩ thuật đo lường.Khi là người lãnh đạo Viện đo lường trung ương ,ông đã có nhiều đóng góp để phát triển kỹ thuật đo lường.Nhờ những cống hiến khoa học của mình, Menđeleep được bầu làm Viện sĩ của hơn 50 Viện hàn lâm và Hội khoa học ở nhiều nước trên thế giới. Theo lời ông,ông coi hoạt động khoa học là “sự phục vụ đầu tiên đối với tổ quốc”.
Sự phục vụ thứ hai là hoạt động sư phạm.Menđeleep là tác giả của sách giáo khoa “Cơ sở hoá học”,khi ông còn sống,cuốn sách này đã trải qua 8 lần xuất bản và nhiều lần được dịch ra tiếng nước ngoài.Menđeleep giảng dạy ở nhiều trường thuộc Petecbua.Vào cuối đời,ông viết: “Trong số hàng nghìn học sinh,nhiều người hiện nay là những nhà hoạt động có tiếng ở khắp nơi,và mỗi khi gặp học sinh cũ,bao giờ tôi cũng nghe nói rằng tôi đã gieo hạt giống tốt trong con người họ chứ không chỉ đơn thuần làm tròn nghĩa vụ của mình”.
“Sự phục vụ thứ ba đối với Tổ quốc” trong môi trường công nghiệp và nông nghiệp thật là đa dạng và hữu ích.Ở đây,Menđeleep tỏ ra là một người yêu nước chân chính,quan tâm đến sự phát triển và tương lai của nước Nga.Tại điền trang Boblôvo của ông,Menđeleep tiến hành “những thí nghiệm trồng lúa mì”.Ông nghiên cứu chi tiết các phương pháp khai thác dầu mỏ và nêu nhiều chỉ dẫn quí báu nhằm hoàn thiện công việc này.Ông thường xuyên đi sâu tìm hiểu những nhu cầu sống còn của công nghiệp,thăm những công xưởng,nhà máy,khu mỏ và hầm mỏ.Uy tín của Menđeleep lớn đến mức ông thường xuyên được mời làm chuyên gia để giải quyết những vấn đề kinh tế phức tạp.
Trước khi mất không lâu,ông cho xuất bản cuốn sách “Để nhận thức nước Nga”,trong đó ông vạch ra một chương trình rộng lớn phát triển những lực lượng sản xuất của đất nước.
“Hạt giống khoa học sẽ nảy mầm cho mùa gặt của nhân dân”,đó là khẩu hiệu của toàn bộ hoạt động của nhà bác học.
Menđeleep là một trong những người có trình độ văn hoá cao nhất thời đại ông.Ông quan tâm sâu sắc đến văn học và nghệ thuật,xây dựng một bộ sưu tập khổng lồ phiên bản tranh của các hoạ sĩ thuộc nhiều nước và nhiều dân tộc.Những nhà hoạt động văn hoá xuất sắc thường gặp nhau ở nhà ông.

Khánh Toàn

Bình luận về bài viết này